Chắc
hẳn game thủ Việt nhà ta không còn xa lạ gì với cái tên “Đại sứ game”,
vì trong vài năm qua, xu hướng tuyển chọn gương mặt “hot boy”, “hot
girl” đại diện một trò chơi trực tuyến gần như đã trở thành phần việc
không thể thiếu đối với mỗi nhà phát hành khi bắt đầu quảng bá truyền
thông cho sản phẩm của mình.
[You must be registered and logged in to see this image.]Mai Phương Thúy - một trong những đại sứ game nổi bật nhất hiện tại. Lần lượt từng cái tên như Tâm
“tít”, Thủy “Top”, Hoàng Thùy Linh, Wanbi… xuất hiện và giành được mối
quan tâm không nhỏ từ phía cộng đồng người chơi cả nước. Tuy nhiên, có
vẻ như những tháng cuối năm không còn chứng kiến nhiều trường hợp tương
tự, ngoài Thủy Tiên với webgame
Đắc Kỷ, trong khi các tựa game khác như
Kiếm Thế, Xích Bích online hay
BoomSpeed vẫn "im hơi lặng tiếng".
“Mốt” đại sứ?Sẽ
là không sai nếu nói rằng một phần nguyên nhân dẫn tới việc các NPH
tuyển chọn gương mặt đại diện cho trò chơi trực tuyến là do
ganh đua với các đối thủ khác, dù trên lý thuyết vẫn là để quảng bá tốt hơn tới thị trường.
[You must be registered and logged in to see this image.]Không có "hot girl" đại diện là không hợp thời? Kể từ năm 2007, giới trẻ trong nước mới lần đầu tiên biết tới cái tên “đại sứ game online” (Minh Hằng với
RAN Online),
và cũng dễ hiểu khi cộng đồng này “phát sốt” vì bàn tán, tranh luận mỗi
khi một “bóng hồng” hay nam ca sỹ nổi tiếng giành được vương miện ấy.
Chính sự quan tâm khổng lồ này khiến hàng loạt NPH lao vào cuộc chiến,
thậm chí nếu dại dột bỏ qua, game của họ sẽ bị coi là
“lỗi mốt”, “không hợp thời”.
Suốt
3 quý đầu năm 2009, những vị trí đại diện mới liên tục xuất hiện và sự
kiện này hút hồn game thủ và giới báo chí ngay từ khi cuộc tuyển chọn
mới đề cập tới danh sách ứng viên, dù kết quả cuối cùng…
chẳng tới đâu (điển hình như cuộc đua song mã giữa hai hotgirl Mi Vân và Trang Bông).
[You must be registered and logged in to see this image.]Cuộc đua giữa Mi Vân và Trang Bông (TAAN) rốt cuộc chẳng đi tới đâu. Dĩ nhiên, xu thế trên dẫn đến hậu
quả “cứ là hotgirl, hotboy thì sẽ trở thành đại sứ”, dù chỉ thực sự nổi
bật trong mắt giới trẻ đơn thuần, còn trên vũ đài nghệ thuật chính
thống, danh tiếng của họ
chưa thấm vào đâu. Thậm chí, chỉ cần có “scandal” lớn, thì gần như “chắc suất” cho vị trí gương mặt đại diện cho game online sắp ra mắt.
Game thủ “ngấy”, NPH cũng hết “mặn mà”Điều dễ nhận thấy trong những tháng cuối năm nay là dù thị trường trò chơi trực tuyến đón chào không ít cái tên mới như
Kiếm Thế, Xích Bích online, BoomSpeed…
nhưng chẳng thấy NPH nào đả động tới chuyện đại sứ, ngay tới game thủ,
lực lượng từng nóng lòng chờ đợi khâu quảng bá đặc biệt này cũng quên
hẳn sở thích cũ.
[You must be registered and logged in to see this image.]Cường Đô la - scandal đại sứ cho BoomSpeed cũng kết thúc không dấu vết. Không khó để lý giải sự thờ ơ ấy, vì đa phần những đại sứ game online trong nước
chẳng đóng vai trò thực sự nàosau khi quá trình “chạy” truyền thông kết thúc. Thậm chí, có không ít
trường hợp chỉ… chụp vài ba bộ ảnh cosplay, phần việc thông cáo báo chí
phụ thuộc hoàn toàn vào NPH. Cuối cùng, sau vài ba tuần bàn luận, công
bố xôn xao, vị đại sứ của chúng ta lui dần vào “bóng tối” và mất tích…
không dấu vết.
Ban đầu, không có mấy ý kiến phản hồi về xu thế
lạ lùng trên, tuy nhiên dần dần, cộng đồng game thủ bắt đầu đặt dấu hỏi
về vai trò thực thụ của gương mặt đại diện trò chơi trực tuyến. Đa phần
họ đều không bằng lòng với cách lựa chọn cũng như sự nhiệt tình của đại
sứ game đối với sản phầm mình “đứng mũi chịu sào”.
Riết rồi
thành quen, chẳng ai còn muốn tranh luận về vấn đề này nữa, thậm chí
chuyện đại sứ chẳng biết mặt mũi game online như thế nào đã trở thành
chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.
[You must be registered and logged in to see this image.]Xu thế Đại sứ game sẽ chính thức "ra đi" vào năm 2010?
Đương nhiên, vì không giữ bất kỳ vai trò quan
trọng nào đối với cộng đồng người chơi, không có mặt trong các buổi họp
mặt, các sự kiện quan trọng, nên điều tất yếu là game thủ bắt đầu
“ngấy” thông tin về đại sứ, họ chỉ còn chú ý tới mức độ hấp dẫn mà bản
thân trò chơi sở hữu, mà điều này không hề thiếu trên các mặt báo điện
tử, báo giấy đương thời.
Các nhà phát hành có lẽ cũng thừa hiểu tâm lý khách hàng và họ trở nên kém mặn mà
với khâu tuyển chọn đại sứ game, đây là điều dễ hiểu, vì chẳng có đơn
vị kinh doanh nào muốn “rót tiền” cho một dự án đã hết “mốt”, lỗi thời.
Vậy thì, phải chăng năm 2010 sẽ đánh dấu sự kết thúc thực sự của ngôi vị đại diện trò chơi trực tuyến?
Hiện tại, vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn, nhưng nếu xu thế tuyển
chọn đại sứ không có nhiều thay đổi đáng kể, thì viễn cảnh ấy trở thành
hiện thực là không thể tránh khỏi.